Tuesday, January 19, 2016

Cách luyện giọng cho chim chào mào

Thường những người thích nuôi chim con lên,hoặc chim má trắng.Mục đích để chim chơi nhanh hơn,vì chim nhanh thuần,Và đặc biệt để ép giọng cho chào mào.Chim chào mào  con,má trắng phải xa cuộc sống tự nhiên sớm.Chưa học được giọng hót từ bố mẹ.Nên khi bắt chim về anh em cần phải cho chào mào tập hót hay còn gọi là ép giọng cho chào mào
Để chào mào học giọng và hót hay ta có 2 cách,dùng chim thầy hoặc có thế dùng file mp3 chào mào hót.Cách ép giọng cho chào mào thường mất khoảng 3-6 tháng.Anh em cho học đến khi nào chim thay lông và ra tách đỏ là xong.Sau khi chọn được chú chim ưng ý và có tố chất tốt thì anh em cho học giọng bằng 2 cách sau:
+Học chim thầy : Cần tìm 1 thầy giỏi về giọng lẫn cách chơi.Nên chọn chú chim bổi già khoảng 2 -3 mùa lông.Tùy bạn có chim thầy vùng nào,hoặc thích giọng chim vùng nào : Chào mào Huế,Bình Định,Sông Kon…chim phải siêng hót và hót nhiều giọng.Để giúp cho chim con,má trắng nghe được nhiều và học nhiều giọng hơn.
Cách học : Treo chim thầy và chim con ở gần nhau và không cho thấy mặt nhau.Và cứ treo vậy cho chào mào tập hót dần.Nếu đã cho học thì nên cho học 1 thầy,đừng để con khác gần đó làm cho chim con bị lai giọng và học không tới.Khi thấy chào mào hót chuyện và thỉnh thoảng xổ 4 -5 âm là coi như đã thành công 80%.Cần bổ sung thêm cam để chào mào hót có giọng trong trẻo hơn.Khoảng 1 tuần cho thầy trò đấu với nhau.Ban đầu thì chim thầy ché,hót,xòe làm ác lắm.Chim con sẽ sụp mào,anh em cứ yên tâm chim không bể đâu(con thầy sẽ không bắt nạt chim con) và dần nó sẽ quen và học theo chim thầy.
+Học qua video hoặc tiếng chào mào hót mp3 : Cách này chỉ dùng cho ai không có chim thầy,chọn những file mp3 chất lượng tốt ít tạp âm cho chim nghe.Ngày cho chim nghe khoảng 2h.Rồi tắt để em nó ôn lại bài cũ.Và tối trước khi đi ngủ cho nghe khoảng 5 – 10 phút,chỉnh âm lượng nhỏ thôi,kiểu như ru chào mào ngủ vậy đó.Giúp cho nó in sâu vào tiềm thức của chú chim và sáng mai dậy là em nó bắt đầu líu ríu giọng nghe tối hôm qua.
Cách học này hiệu quả không cao,vì âm thanh nghe không thể giống ngoài đời được,và khi chim hót được nếu không được nghe nó sẽ quên và sẽ bị lai giọng của chim khác.
Đây là video Chào mào bổi già Bình Định cho anh em nào cần.

Ngoài ra những người chơi chào mào chỉ để nghe hót thì việc này càng công phu nữa và con chim học thành công bán ra giá cũng 8 – 10 triệu.Điển hình như những người chuyên chơi chim giọng Cây Khế – Bình Dương.Người ta cho mỗi con học một thầy,và nhốt chim trong nhà kính để chim không được nghe bất cứ giọng gì ngoài giọng của chim thầy.Cũng có người cho chim con học cách chơi,người ta có con chào mào xòe đuôi,muốn cho chim học thì cứ mỗi lần chơi cho em nó đứng gần bên cạnh để học.
Đó là một số cách để chào mào tập hót hi vọng sẽ có ích cho anh em ép giọng chim chào mào má trắng.

Phân biệt chào mào non trống và mái

Phân biệt chào mào non trống và mái

Mùa chào mào non cũng đã đến rồi,đây là dịp để anh em tuyển chọn những chú chào mào non hay để chuẩn bị quá trình nuôi,ép giọng cho chào mào theo vùng miền mình thích.Để giúp cho anh em khỏi mất công nuôi 1 thời gian dài mà gặp phải chào mào mái,mời anh em xem qua một vài cách phân biệt chào mào non trống và mái.Chào anh em

Vấn đề phân biệt chào mào trống,mái thì rất khó đối với anh em mới chơi.Mình cũng đã viết 1 bài : cách phân biệt chào mào trống và mái.
Chào mào trống : Thường nhanh nhẹn,đầu to,tướng dài,mình to,tách má có nhiều lông.Nói chung là cái gì cũng hơn chim mái,chỉ thua chào mào mái là không đẻ trứng được thôi  Chào mào mái thì ngược lại.
Phân biệt chào mào non trống và mái
Chào mào bạch tạng non
Cách phân biệt chào mào non trống,mái thì có 2 trường hợp :
+Trường hợp chim cùng tổ : Nếu bắt được nguyên tổ,thì tỉ lệ chọn được chào mào non trống là 95%.Chim chào mào thường đẻ 2 hoặc 3 trứng.Và trong đó luôn có con trống,con trống nở sớm hơn con cái.Nếu ổ 2 trứng thì trứng đầu tiên là con cái.Tổ chào mào 3 trứng thì trứng thứ nhất hoặc thứ 3 là chào mào trống.Nếu bắt được ổ mà không biết con nào nở trước thì anh em chọn chào mào trống bằng cách :
_Con nào người to,mình to,đầu to  và mắt méo hơn những con khác thì đó là chim trống.
_Nhìn qua lông đuôi,chân : Anh em để ý lông đuôi ( lông bút ) chào mào lúc đã toe ra,đuôi con nào dài hơn con khác thì đó là chào mào trống,chào mào mái non thường nở sau.Chân chào mào trống non có màu xám hơn con mái.Cách này chính xác 99%.
+Trường hợp chim khác tổ : Có thể là mua ở cửa hàng.Cách chọn này thì hơi khó.Vì chim có con nở sớm,muộn khác nhau.
_Chọn chú nào đầu to,mình to,mào có màu sẫm hơn,nhìn vào lông đuôi xem con nào dài hơn,lông đuôi,và cánh ôm gọn,mắt méo,ít vẫy cánh và đòi ăn thì anh em nên bắt.Tỉ lệ được chào mào trống sẽ cao.
Đó là 1 số kinh nghiệm phân biệt chào mào non trống,mái của mình,hi vọng sẽ giúp được cho anh em trong cách chọn.Nuôi chào mào non tuy có học giọng,chim hót không được hay nhưng được cái nhanh thuần và nhanh chơi. Chọn được chú chim ưng ý rồi,sau khi lông cánh và đuôi đã mọc đầy đủ thì anh em bắt đầu cho chào mào tập hót.
Chúc anh em tuyển được chú chào mào non hay.

Nuôi Chim Chào Mào Con

Cách chăm sóc chào mào con

Chim sau khi được chọn thì anh em tiến hành chăm sóc.Đối với chim còn nhỏ đang phải đút ăn thì cần cho chim vào lồng nhỏ,cho rơm rạ,hoặc lấy nguyên cái tổ về cho chim ở trong đó tránh bị lạnh.Chim mới bắt về đang còn lạ nên chưa chịu há miệng đòi ăn,thường qua 1 ngày mới ăn.Khi chim há miệng thì anh em cho chim ăn.
chao mao mon
Chào mào con
+Về thức ăn cho chào mào non :Anh em có thể dùng cám Ba Vì loại 10-13K / bịch trộn chung với nước cho vừa nhão rồi đút cho chim ăn,cũng có thể cho chim ăn cơm,ăn bơ,đu đủ,cào cào thì nhớ cắt chân và đầu để chim dễ nuốt,hoặc nhai gạo cho chim ăn ( hồi nhỏ ở quê nuôi chim thường làm vậy).Chú ý lúc cho chim ăn thì đút 1 lần ít thôi tránh làm cho chim bị nghẹn,chim ăn xong thì cho chim uống nước,có thể dùng bông ngoáy tai ngấm nước rồi bỏ vào miệng cho chim uống,hoặc cho 1 ít nước miếng vào ngón tay út rồi cho chim uống ( cái này lúc nhỏ cũng hay làm).Cho chim ăn thì lúc nào thấy chim đói há miệng là cho ăn,chim no bụng hết há miệng thì thôi.Chú ý quan trọng nữa là không huýt sáo để chim mở miệng ăn,huýt sáo làm chim quen và lớn lên cứ huýt hiu nghe rất khó chịu.
+Thường xuyên vệ sinh phân để tránh vi khuẩn và chim bại chân.Lồng nuôi thì nên cho rơm rạ,vải,giấy báo cắt…Để luôn giữ ấm cho chim,nếu thời tiết lạnh có thể cho 1 bóng đèn tròn nhỏ để sưởi ấm.Chú ý treo lồng tránh mèo,chuột cắn chim và phải trùm kín áo lồng lại.
+Sau khoảng 1,5 tháng chăm sóc chào mào con thì bây giờ chim đã ra lông cánh,đuôi đầy đủ.Chim bây giờ đã biết bay,biết mổ và đã trở thành chú chào mào má trắng.Đây là thời kỳ chăm sóc khó khắn nhất,bởi vì có cái tật xấu nào là em nó  cũng học hết.Chim con thường có các tật như sợ 1 cái gì đó,trùm áo lồng là nhảy,không chịu qua lồng khác,hay huýt tiếng người.Cho nên thời gian này cần phải tập cho chim qua lồng tắm để tắm,tối ngủ phải trùm áo lồng lại,tránh để chó,mèo,chuột làm chim hoảng.Và anh em phải kiếm 1 con chào mào thầy dạy cho chim hót,vì chim bị bắt từ nhỏ nên sẽ không biết hót.Về cách tập hót cho chào mào đã có bài này : tập hót cho chào mào .Chọn chim thầy thì nên chọn con nào siêng hót,chơi hay.Để chào mào con vừa học giọng vừa học cách chơi của thầy,cách học thì treo chim gần chim thầy và không cho thấy mặt nhau để cho chim con nghe thầy hót và hót theo.Khoảng 1 tuần cũng cho thầy trò và các chú chim khác đấu đá nhau để xem trò tiếp thu bài như thế nào,và nó sẽ xem cách đấu của thầy,anh em cứ yên tâm chim không bể đâu.Lúc mới gặp trò  thì thầy làm quá 1 lát thôi,chứ nó không ăn hiếp chim con đâu.
+Khoảng 3 tháng thì chim đã hót,đấu gần như thuần thục từ thầy,với chế độ chăm sóc ngày nào cũng phơi nắng khoảng 30 – 45 phút,tuần tắm 3 lần thì đến lúc chào mào thay lông lần đầu tiên,ra đầy đủ lông,tách đỏ anh em bắt đầu mang chim đi dợt hoặc mang ra rừng tập cho chim đi bẫy.
+Chế độ dợt dãi chào mào : Sau khi chim đã xong lông,lông đã khô thì nên 1 tuần mang đi 2 hoặc 3 lần tùy thời gian rãnh hay không.
  • Đối với chim mồi : Cho chim vào lụp và mang ra ngoài thiên nhiên,để chim quen với thiên nhiên rừng rú,và cũng mang luôn chim thầy ra và treo ở xa để chim vừa nghe tiếng thầy vừa nghe tiếng các con chim khác,lúc này chim sẽ học rất nhanh và cũng lên lửa nhanh,hên thì gặp vài em cùng mùa là nhảy vào lụp ngay.
  • Đối với chim đi thi : Mang chim tới địa điểm dợt chim,vì mới lần đầu tiên tới cội chim sẽ nghe nhiều tiếng chim khác và lạ cội nên anh em không nên mở áo lồng ra,cứ treo xa cho chim nghe vậy khoảng 1 tuần.Qua tuần tiếp theo thì mở áo lồng ra nhưng vẫn để chim ở xa chứ không kè gần.Đến tuần thứ 3 thì chim đã quen cội và dám chơi lại các con khác thì anh em có thể mang chim tới kè gần,không treo gần con già mùa hoặc con sung quá làm chim sợ và lâu lên lửa.
Trong thời gian tập dợt cho chim,vì chim chơi nhiều,mất sức nên anh em cần bổ sung nhiều mồi tươi,trái cây để chim luôn có sức thi đấu.
Đây là kinh nghiệm chăm sóc chào mào con từ lúc nhỏ đến lúc thành mồi chiến,hoặc chim đi cội.Hi vọng anh em sẽ tuyển được chú chào mào con tố chất tốt.

Tập Cho Chim Chào Mào Bổi Ăn Cám

1: Cách vào cám truyền thống
Đầu tiên các bạn chuẩn bị 1 cái lồng ép bổi, lồng này có bán rất nhiều ngoài những tiệm chim. 1-2 ngày đầu các bạn bỏ vào trong đó 1 hũ nước và 1 ít chuối để cho em nó có thể cầm cự qua cơn đói. Qua ngày thứ 3 chúng ta lấy cám trộn chung vào với chuối, nhưng nhớ là trộn vừa thôi nhé. Đã có những người trộn quá nhiều và chào mào bổi không ăn dẫn đến chết chim. Sau đó trùm áo lồng chữ A và treo nơi yên tĩnh nhé. Khoảng 2 ngày sau là chim sẻ ăn cám được rồi.
2: Ép ăn cám bằng chim mái đã ăn cám
Cách này theo mình thấy là thành công cao nhất, ngoài việc tập dạn cho chào mào bổi thì ngoài ra nó còn bắt chước chim mái mà ăn cám. Các bạn nhốt chung nó với 1 em chào mào mái bất kỳ những phải ăn cám nhé. Khi nó nhìn thấy con mái ăn cám thì nó sẻ học theo mà ăn, nhưng cũng đừng quên là bỏ một ít trái cây dự phòng nhé. Gặp phải nhiều em cứng đầu là nó không chịu ăn cám đâu.
2 cách trên thường được rất nhiều anh em áp dụng để vào cám chim chào mào. Bản thân mình cũng sử dụng cách trên để vào cám dành cho chào mào bổi. Chúc các bạn có được chú chim chào mào bổi hay nhé.

Tập Tắm Cho Chim Chào Mào

Cách cho chào mào bổi tắm
Chim chào mào bổi là chim mới bẫy từ rừng về nên rất nhát người, hễ thấy bóng dáng là tung lồng bay loạn. Vì vậy mà việc tủ áo lồng cho chim là một việc hết sức quan trọng, giúp chim cân bằng tâm lí, ổn định lại cơ thể.

Cách tắm chim bổi thế nào cho chim không hãi mà mau dạn người. Một số người chơi vì nóng tính mà lùa ép con chim mình sang lồng tắm, hoặc dùng bình phun nước túi bụi vào người chim . Điều này, làm chim hoạn loạn, sợ sệt mà lâu thuần người. Chơi chim thì phải hiều con chim, phải nhẹ nhàng, bình tĩnh, để từ đó con chim nó cảm được cái sự ân cần mà yên tâm nơi chủ nhân.


Việc tắm chim bổi cũng không quá phức tạp , gồm những bước cụ thể sau :

Bước 1 : Nhẹ nhàng đem chim từ chỗ treo ra nơi tắm chim ( Vẫn tủ áo lồng hình chữ A ) .
Bước 2 : Nhẹ nhành mở cửa lồng tắm và lồng chim ( Không lùa, không ép, để thông lồng ).
Bước 3 : Nhẹ nhàng mở 1/3 áo lồng ra ( Tuy chim có nhảy chút như nếu nhẹ nhàng, thì chim rất mau thuần ).
Bước 4 : Nhẹ nhàng lùi ra xa, ngồi nơi khuất bóng mà quan sát chim tắm ( Cho chim thấy người để chim mau dạn ).
Bước 5 : Nhẹ nhàng đóng áo lồng rồi, nhẹ nhàng đóng cửa lồng nuôi lại khi chim đã tắm xong ( Bước đi nhẹ nhàng hơi nép sang một bên tránh đi trực diện làm chim sợ ).

Chim bổi bị tủ áo lồng thường xuyên nên rất ngứa ngáy và thích nước. Tuy nhiên nhiều cá thể rất nhát, do ở lồng tạp thể và những va chạm tâm lí từ khi chim bị bẫy cho đến tay người chơi - Bệnh sợ người. Những cá thể như vậy cân sự kiên nhẫn gấp đôi, gấp ba nơi chủ nhân: " Dục tốc bất đạt". 


Người chơi phải thường xuyên cho trái cây và cào cào vào cửa lồng. Lưu ý: Không cho cả tay vào, việc vệ sinh lồng nên hạn chế , để tránh làm chim kinh. Bởi chuyện sang chim qua lồng tắm để làm vệ sinh là cả một vấn đề, điều nay làm chim đã bổi lại càng bổi hơn, tốt nhất là dùng loại lồng có khay đựng phân sẽ tránh được việc lùa, ép.
Cá Cảnh

Một vài lưu ý khi tắm chim bổi :
1) Động tác nhẹ nhàng đứt khoát.
2) Tránh người qua kẻ lại, súc vật, khi tắm chim.
3) Tuyệt đối không dùng vũ lực lùa ép chim qua lồng tắm ( Kiềm chế cơn tức giận khi chim không tắm theo ý muốn).
4) Để thông lồng, cho chim bay nhảy tự do, cảm nhận được sự an toàn tuyệt đối. Lâu dần khi chim dạn hơn hãy đóng cửa lồng nuôi cũng không muộn.
5) Đối với chim nhát cần kiên nhẫn, khuyến kích bằng mồi tươi trái cây nơi lồng tắm.
6) Không rình xem chim tắm ở khoảng cách quá gần. Từ từ từng chút một nhé.
Cá Cảnh

Sau đây là clip 1 chú bổi tắm thông lồng, chú này cực kì nhát, có lần nó tung lồi cả con ra ngoài, may mà chụp được. Lồng sắt còn tung được thì lồng tre phải hết sức nhẹ nhàng.

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chào mào trên internet

Cách Thuần Chim Chào Mào Má Trắng, Chọn Chim Chào Mào Má Trắng

Cách chọn chào mào má trắng trống hay còn gọi là chào mào tơ đang tập chuyền.
Thường thì ta chọn con nào đầu to cùng với dáng to, mình dài đòn, tách trống to, mào cao... Khả năng chú chim này sẽ là chào mào trống rất cao.
Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy phía sau ót, vị trí từ gốc mào xuống gáy, chim trống thường có những sợi lông mọc dài hơn bình thường. Đối với chim tơ bắt bằng lồng thì sác xuất chim trống >=80%
Cá Cảnh
Chim chào mào má trắng
Để ép giọng và kèm được 1 chú chim má trắng tương lai, ngoài yếu tố di truyền, trong nhà phải có chim thầy, nhiều chim kèm càng tốt. Chim má trắng sẽ được lĩnh hội nhiều giọng, và nết đấu của từng chim Thầy. Chim Thầy ngoài chất giọng, nết đấu, các bạn nên chọn chim già mùa, càng nhiều mùa càng tốt ? Vì khi ấy chim má trắng sẽ làm quen được, và sau này không ngán “đối thủ” nào, chứ nhiều con khi gặp chim già lại “khớp cơ”.
Cá Cảnh
Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, con này trên 95% là trống

Có nhiều cách để chim má trắng học giọng, nhưng cơ bản vẫn để gần chim thầy, hoặc để ngay bên cạnh nhưng dùng 1 tầm carton che lại. Trong quá trình kèm giọng, khi các bạn muốn kèm nết đấu thì bỏ miếng ngăn ra, hoặc treo chim thầy đối diện sao cho chim má trắng nhìn thấy và học theo. Ngoài ra chim trắng cũng học qua những lần tắm hoặc phơi nắng.

Trong thời gian này, vì chim má trắng cái tốt học lâu nhưng nét xấu học khá nhanh, ngoài ra hay sợ những thứ linh tinh : màu áo lồng, giấy lót, sào…Việc này người kèm phải thường xuyên theo dõi và uốn nắn, nếu không cũng thành 1 tật, tập bằng cách cho chim làm quen từ từ. Ví dụ : Chim có nết xấu sợ sào thì dùng cây sào để bên cạnh, thời gian chim sẽ quen, hoặc khi treo chim lên ta dùng sào để treo thay vì cầm trên tay. Nhiều con về sang lồng tắm thì tắm ngay, nhưng nhiều lúc gặp con lâu tắm, nên khi gặp những con này thì thường sang cho tắm trước, để bên cạnh các con khác để tập.

Để kèm 1 chú chim tơ từ lúc má trắng cho đến trưởng thành khoảng 5 tháng. Chim má trắng khi đã thuần thì trổ khá nhanh, nhiều con có di truyền từ bố mẹ tốt thường trổ rất sớm. Chim má trắng còn nhát sẽ trổ chậm hơn những con thuần. Chim má trắng khi đã trưởng thành, phải thường xuyên tập dợt để mau cứng, nếu chế độ chăm dợt tốt thì chim má trăng 1 mùa có thể cho đấu trường (dợt cội) hoặc đi bẫy…

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chào mào trên internet và nhiều năm nuôi thấy rất đúng